Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đô thị Mộc Châu  - Quy hoạch chung - Tỉnh Sơn La đến năm 2030

Số tài liệu đã đăng:

  • 2 trang

  • Loại file: (.dwg)

  • 527

  • 0

  • 0

Mua tài liệu (2 trang)

Mô tả tài liệu

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đô thị Mộc Châu  - Quy hoạch chung - Tỉnh Sơn La đến năm 2030

Trong quá trình phát triển, 02 thị trấn trên đã có những lần lập quy hoạch xây dựng đô thị, lần gần nhất là năm 2004: Đồ án Quy hoạch điều chỉnh nâng cấp 2 thị trấn thuộc huyện Mộc Châu lên đô thị loại IV - thị xã trực thuộc tỉnh được phê duyệt

Thông tin Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đô thị Mộc Châu

Thuộc đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030

Huyện Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới của tỉnh Sơn La, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 180 km; là điểm đến du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, nhiều phong tục tập quán, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều sản phẩm truyền thống có thương hiệu (chè, sữa, trái cây, …). Năm 2014, huyện Mộc Châu cùng với huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã được xác định là một trong những khu du lịch quan trọng của quốc gia, có tên gọi là Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

- Phạm vi quy hoạch:

Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch chung gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu, diện tích tự nhiên khoảng 12.264ha (theo Quyết định số 128/QĐ-TTg, ngày 25/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030).

- Được phê duyệt tại:

+ Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 18 tháng 04 năm 2019 về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030

- Mục tiêu chung:

+ Xây dựng đô thị Mộc Châu có cấu trúc đô thị bền vững: Đạt hiệu quả trong sử dụng đất đai; cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu; xây dựng hệ thống trung tâm và các khu đô thị mới hiện đại; phát triển & hiện đại hóa khu vực nông nghiệp; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; bảo vệ & nâng cao chất lượng môi trường; tạo ra các nguồn lực, hình thành các dự án trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Xây dựng đô thị Mộc Châu có không gian hòa nhập với hệ sinh thái môi trường, cảnh quan đặc trưng; chú trọng thiết lập các không gian mở, khai thác cảnh quan thảo nguyên Mộc Châu, với chất lượng kiến trúc được đặt lên vị trí hàng đầu.

+ Cụ thể hoá những chiến lược, định hướng phát triển của Quốc gia, Vùng, Tỉnh và huyện Mộc Châu, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian đô thị - kiến trúc cảnh quan trên địa bàn lập quy hoạch.

+ Làm cơ sở để chính quyền địa phương, các tổ chức, đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn lập quy hoạch theo quy định và là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Mộc Châu theo quy hoạch được duyệt.

- Một số thông tin tài liệu:

+ Hiện trạng sử dụng đất:

Trong phạm vi lập quy hoạch cụ thể cho khu vực đô thị trung tâm (thuận lợi cho xây dựng, phát triển đô thị) có diện tích tự nhiên khoảng 3.168ha; trong đó đất xây dựng đô thị 921,31ha, chiếm 29,6% tổng diện tích khu vực đô thị trung tâm, trong đó:

  • Đất dân dụng: 844,34 ha, bình quân 217 m2/người. Các loại đất trong khu dân dụng đều đạt tiêu chuẩn trừ đất cây xanh - TDTT là còn thiếu, mới chỉ đạt 1,32 m2/người.
  • Đất ngoài dân dụng 76,97 ha.
  • Đất khác 2.246,69 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm 85% đất khác và 60% tổng diện tích đất tự nhiên

+ Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan đô thị:

  • Công trình công cộng: Các công trình công cộng có thể dễ dàng nhận diện được trong cấu trúc đô thị với kiến trúc hiện đại, mặt tiền rộng với màu vàng hoặc màu be. Kích thước và chiều cao của tòa nhà phụ thuộc vào cấp hành chính của công trình hoặc theo chức năng;
  • Nhà ở: Nhà ống, nhà sàn;

Kiến trúc nhà ở Mộc Châu

Kiến trúc nhà ở Mộc Châu (Ảnh: TVXD)

  • Cảnh quan tự nhiên trong đô thị: Cảnh quan nông nghiệp Mộc Châu rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Những đồi chè nhấp nhô, cánh đồng hoa vào mùa xuân, vườn cây ăn quả và các vườn rau xanh thu hút nhiều khách du lịch mỗi năm;

+ Hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng xã hội:

  • Các công trình hành chính, trụ sở cơ quan: Khu trung tâm hành chính chính trị huyện Mộc Châu được xây dựng tại Tiểu khu 14 thuộc trung tâm thị trấn huyện lỵ Mộc Châu, tập trung dọc hai bên tuyến đường Quốc lộ 6. Bao gồm các công trình: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện, Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, Ban chỉ huy quân sự, Công an, Chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Điện lực, vv...
  • Các công trình giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của các nhà trường. Việc bố trí các cơ sở giáo dục cơ bản đảm bảo được bán kính phục vụ theo yêu cầu. Công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được quan tâm thực hiện tốt; chế độ an sinh xã hội cho học sinh được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng tiến độ.
  • Các công trình y tế: Nhìn chung hệ thống y tế đô thị Mộc Châu đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
  • Công trình thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại phát triển khá, thị trường hàng hóa, dịch vụ cơ bản đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân
  • Các công trình văn hóa, thể dục thể thao: Các công trình thể dục thể thao tiếp tục được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và tập luyện thường xuyên của mọi tầng lớp nhân dân

Hạ tầng xã hội Mộc Châu

Hạ tầng xã hội Mộc Châu (Ảnh: TVXD)

- Thời điểm điều chỉnh quy hoạch:

+ Năm 2019

Xem thêm: Bản đồ hiện trạng môi trường đô thị Mộc Châu - Quy hoạch chung - Tỉnh Sơn La đến năm 2030

Thành phần hồ sơ quy hoạch bao gồm:

- Thuyết minh:

+ Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 18 tháng 04 năm 2019 về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030

- Bản vẽ (CAD):

+ QH02: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan và hệ thống hạ tầng xã hội