Luận văn thạc sĩ: Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt

Số tài liệu đã đăng:

  • 2 trang

  • Loại file: (.pdf)

  • 244

  • 0

  • 0

Mua tài liệu (2 trang)

Mô tả tài liệu

Luận văn thạc sĩ: Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt

Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt rất cần thiết nhằm phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, triển khai thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng và tổng hợp cũng như định hướng những chương trình mới cho dự án

Thông tin về Ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Lạt

- Đặt vấn đề:

+ Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được nâng cao đồng thời các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Một trong các vấn đề môi trường đáng quan tâm đó là chất thải đô thị.

+ Do tính chất phức tạp của việc quản lý chất thải rắn (CTR) nên hầu hết tại các đô thị của Việt Nam công tác quản lý CTR đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề chồng chéo trong quản lý là việc không thể tránh khỏi. Đó chính là vấn đề đáng lo ngại cho các nhà quản lý CTR tại các đô thị, thành phố Đà Lạt cũng là một địa phương không ngoại lệ.

+ Tuy hệ thống quản lý CTR của Tp Đà Lạt đã được xây dựng và hoạt động dưới sự quan tâm và chỉ đạo của sở Tài Nguyên và Môi Trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các ban nghành chức năng khác nhưng hiện nay vẫn chưa hiệu quả. Rác thải sau khi thải bỏ vẫn chưa được thu gom triệt để, sau khi thu gom vẫn chưa xử lý đúng quy định gây nên mùi hôi, mất cảnh quan thành phố, gây bức xúc cho người dân địa phương và du khách đến tham quan.

- Tính cấp thiết:

+ Ngày nay, khi mà các vấn đề môi trường ngày càng phức tạp thì cần đòi hỏi phải ứng dụng các hệ thống thông tin để giải quyết các bài toán do thực tiễn đặt ra như tra cứu thông tin môi trường, vấn đề thu thập tự động và biểu diễn thông tin, quản lý, thiết kế, mô phỏng và dự báo các quá trình khác nhau. Vì vậy, thúc đẩy công tác nghiên cứu, nâng cao, mở rộng và ứng dụng các Hệ thống thông tin môi trường là cần thiết.

Xem thêm tài liệu tại đây: Bản đồ định hướng thoát nước thải đô thị Mộc Châu và quản lý chất thải rắn, nghĩa trang - Quy hoạch chung - Tỉnh Sơn La đến năm 2030

- Vị trí :

+ Đà Lạt là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng với diện tích 39.329 km2 gồm 12 phường và 3 xã và mật độ dân số 502 người/km2. Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Về ranh giới hành chính được xác định như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương.
  • Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương.
  • Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà.
  • Phía Nam giáp huyện Đức Trọng.

+ Trải qua nhiều thời kì thay đổi, hiện nay tọa độ thành phố Đà lạt được xác định:

-  Điểm cực Bắc: 12o04’ độ vĩ Bắc.

-  Điểm cực Nam: 11o52’ độ vĩ Bắc.

-  Điểm cực Tây: 108o20’ độ kinh Đông.

-  Điểm cực Đông: 108o35’độ kinh Đông.

- Mục tiêu:

+ Mục tiêu lâu dài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường cho Thành phố Đà Lạt nhằm giảm bớt sự phức tạp, chồng chéo trong công tác quản lý CTR.

+ Mục tiêu trước mắt: Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường liên quan tới công tác quản lý chất thải rắn tại Đà Lạt.

+ Ứng dụng mô hình toán và phần mềm Waste giúp công tác báo cáo, thống kê liên quan tới CTR tại thành phố Đà Lạt.

+ Dự báo được sự gia tăng dân số, dự báo lượng rác phát sinh cho thành phố Đà Lạt trong những năm tới. Từ đó có thể dự báo được lượng phương tiện cần thiết để đảm bảo công tác quản lý CTR cho thành phố đến năm 2020.

 Nền tảng của GIS thuộc ứng dụng phần mềm Waste

Ảnh minh hoạ: Nền tảng của GIS thuộc ứng dụng phần mềm Waste

 

Xem thêm: Luận Văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La theo hướng xã hội hóa

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hệ thống thông tin địa lý

Hình minh họa: Hệ thống thông tin địa lý  

- Hồ sơ (.pdf):

+ Chương 1: Mở đầu

+ Chương 2: Tổng quan tài liệu

+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

+ Chương 4: Kết luận và kiến nghị

 Xem thêm Tại đây