Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La theo hướng xã hội hóa

Số tài liệu đã đăng:

  • 2 trang

  • Loại file: (.doc)

  • 217

  • 0

  • 0

Mua tài liệu (2 trang)

Mô tả tài liệu

Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La theo hướng xã hội hóa

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La theo hướng xã hội hóa rất cần thiết nhằm phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, triển khai thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng và tổng hợp cũng như định hướng những chương trình mới cho dự án

Thông tin về Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La theo hướng xã hội hóa

- Lý do chọn đề tài:

+ Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống  con người.

+ Hiện nay, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam và đã đang kéo theo một loạt các vấn đề về môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường tác động đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là lượng rác thải phát sinh tại các đô thị và các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã chú trọng đến việc xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt là công tác xã hội hóa các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa trong hoạt động vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa huy động được các nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân vào các hoạt động mang ý nghĩa xã hội này.

- Mục đích nghiên cứu:

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Sơn La.

+ Đề xuất các giải pháp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Sơn La theo hướng xã hội hóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La bền vững.

Xem thêm tài liệu tại đây: Đô thị bền vững: Từ lý thuyết đến thực hành

- Một số khái niệm:

+ Chất thải rắn:

Theo mục 10, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2005, có thể hiểu chất thải rắn (CTR) là vật chất ở thể rắn thải ra từ sản xuất, kinh doanh , dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

Như vậy, thuật ngữ chất thải rắn bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư, cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và các ngành dịch vụ khác.

+ Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là: CTRSH), còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các chất rắn vị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải. Trong đó, CTRSH chiếm tỷ lệ cao nhất.

+ Thành phần phát sinh CTRSH:

 CTRSH phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên.  Khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học, các cơ quan nhà nước.

Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Sơn La với diện tích 6343.5 ha và quy mô dân số là 101. 380 người ( số liệu năm 2010).

- Đối tượng

+ Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt đô thị và nông thôn.

 

Sơ đồ bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Ảnh minh hoạ: Sơ đồ bãi chôn lấp hợp vệ sinh

- Thời gian lập tiêu chuẩn:

+ Năm: 2014

Xem thêm: Luận Văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La theo hướng xã hội hóa

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Danh mục các cụm từ viết tắt trong luận văn quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La

Hình minh họa: Danh mục các cụm từ viết tắt trong luận văn quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La

- Hồ sơ (.doc):

+ Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận.

+ Phần nội dung bao gồm:

+ Chương 1: Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Sơn La

+ Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa trên địa bàn TP Sơn La

+ Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa trên địa bàn TP Sơn La

Xem thêm tại đây