Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp khu du lịch sinh thái chè Tân Cương – Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 - xã Phúc Trìu thành Phố Thái Nguyên
Mô tả tài liệu
Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp khu du lịch sinh thái chè Tân Cương – Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 - xã Phúc Trìu thành Phố Thái Nguyên
Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp rất cần thiết nhằm phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, triển khai thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng và tổng hợp cũng như định hướng những chương trình mới cho dự án
Thông tin Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp khu du lịch sinh thái chè Tân Cương
- Vị trí:
Diện tích toàn khu đất nghiên cứu là 226 ha thuộc khu đồi đồi vòi phun của xã Phúc Trìu nằm cách trung tâm hành chính tỉnh Thái Nguyên 14km về phía tây.
+ Phía bắc giáp với xã Phúc Xuân.
+ Phía Đông giáp với trung tâm xã Phúc Trìu.
+ Phía Nam giáp với xã Tân cương.
+ Phía tây giáp với mặt nước khu Hồ Núi Cốc.
- Địa hình:
+ Trong toàn khu có 4 quả đồi riêng biệt 2 quả đồi ở phía đầu vào khu có cao độ lớn nhất. Quả đồi phía Bắc đỉnh cao nhất là 149,3m, quả đồi phía Nam hình dáng như một bàn tay có hướng thấp dần ra phía hồ, đỉnh cao nhất là 135m. Phía hòn đảo Tự Do đỉnh cao nhất là 105m và đảo Cô Đơn đỉnh cao nhất là 78m.
+ Mặt nước trung bình hàng năm là 48m. Phần đất trũng phía trong bờ, có cos nền thấp nhất 46m.
- Quy mô:
+ Khu vực nghiên cứu gồm rất nhiều đảo gò lớn nhỏ, nằm trong quần thể 90 hòn đảo của Hồ Núi Cốc. Địa hình trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau. Núi ,nước và mây hòa tạo nên một khung cảnh nên thơ trữ tình.
+ Khu Hồ Núi Cốc có 89 hòn đảo lớn nhỏ :
- Đảo rừng xanh
- Đảo cò
- Đảo nuôi dê
- Đảo trưng bày trên 2.000 cổ vật là các sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam qua các thời đại.
- Đảo đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.
- Được phê duyệt tại quyết định:
+ Căn cứ QĐ số: 4921/QDD-UB ngày 20/12/2001 của UBND tỉnh v/v phê duyệt đầu tư phát triển trồng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc.
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu kinh tế:
- Quy hoach khu du lịch sinh thái Chè thành một trong những nguồn thu quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần gia tăng thu nhập cho từng hộ dân sống trong vùng chè Tân Cương, cũng như trong khu vực quy hoạch.
+ Mục tiêu xã hội:
- Cụ thể hoá quy hoạch chung của thành phố quy hoạch một khu du lịch sinh thái mang đậm bản sắc địa phương, khẳng định thương hiệu Chè Tân Cương, tạo hình ảnh đặc biệt cho thành phố để hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
- Định hướng phát triển nghề trồng chè, xây dựng đầu mối tiêu thụ chè lớn mang tính bền vững.
+ Mục tiêu môi trường:
- Khai thác hợp lý giá trị tài nguyên chè thành một sản phẩm mang tính du lịch và nghỉ dương cao, có lợi cho sức khỏe , thư thái cho tinh thần, lý thú cho những người muốn tìm hiểu thiên nhiên và con người nơi xứ chè đồng thời vẫn giữ gìn được sự phát triển hài hòa của môi trường sinh thái.
- Hiện trạng kiến trúc và cảnh quan:
+ Khu du lịch Nam Phương đã xây dựng trong khu vực đã lâu xong qua quá trình hoạt động, đã lộ rõ nhiều yếu kém như chức năng du lịch thiếu, hình thức du lịch nghèo nàn, kiến trúc đã lạc hậu và đã có biểu hiện xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường…
+ Từ các vấn đề đó nhận thấy cần phải có cải tạo lại khu vực này một cách đồng bộ và hoàn chỉnh. Để không chỉ truyền một sức sống mới cho khu du lịch Nam Phương mà còn là một bộ phận hỗ trợ và gắn bó chặt chẽ trong tổng thể khu du lịch sinh thái chè Tân Cương.
Xem thêm tài liệu: Sơ đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- Thời gian lập quy hoạch:
+ Năm: 2009
Ảnh minh hoạ: Một phần trong bản thuyết minh thuộc Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Hình minh họa: Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp khu du lịch sinh thái chè Tân Cương
- Bản vẽ (.jpg):
+ QH02: Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp khu du lịch sinh thái chè Tân Cương
Xem thêm Tại đây!
Tài liệu thường xem thêm
Gợi ý tài liệu dành cho bạn