TCVN 8873:2012 Xi măng nở

Số tài liệu đã đăng:

  • 2 trang

  • Loại file: (.pdf)

  • 167

  • 0

  • 0

Mua tài liệu (2 trang)

Mô tả tài liệu

TCVN 8873:2012 Xi măng nở

TCVN 8873:2012 Xi măng nở cần thiết nhằm phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, triển khai thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng và tổng hợp cũng như định hướng những chương trình mới cho dự án

Thông tin về TCVN 8873:2012 Xi măng nở

- Thông tin chung:

+ Xi măng nở là loại xi măng đặc biệt khi trộn với nước tạo thành một hỗn hợp có xu hướng tăng khối lượng đến một mức độ lớn đáng kể so với xi măng Portland.

+ Sự mở rộng của vữa xi măng hoặc bê tông có thể bù đắp cho tổn thất co ngót. Xi măng nở được sử dụng để sửa chữa cấu trúc bê tông.

Căn cứ vào số lượng thành phần cấu thành, xi măng nở chia làm 3 loại: K, M và S.

+ Loại K chứa xi măng Portland, anhydrous tetracalcium trialuminate sulfate (C4A3S), calcium sulfate (CaSO4) và vôi (CaO);

+ Loại M chứa các clinker của xi măng Portland và canxi sulfat;

+ Loại S chứa xi măng Portland với hàm lượng cao tricalcium aluminate (C3A) và canxi sulfat hơn xi măng Portland thông thường.

+ Thời gian để cài đặt khoảng 75 phút; xi măng nở ra chứa 12% không khí; nở trong 7 ngày, nở tối thiểu 0,04% và tối đa 0,10%; cường độ nén sau 7 ngày là 14,7Mpa và sau 28 ngày là 24,5Mpa.

Xem thêm tại đây 

- Nguyên tắc:

+ Thanh vữa xi măng được tạo hình trong khuôn có khung hãm khi nở (hoặc co) sẽ tạo ra ứng suất kéo (hoặc nén) làm cho khung hãm dãn ra (hoặc co lại). Độ dãn dài (hoặc co) của vữa xi măng được xác định gián tiếp qua độ dãn (hoặc co) của thanh thép trong khung hãm.

-Phụ gia sản xuất :

+ Xi măng phù hợp tiêu chuẩn này có thể sử dụng các phụ gia thỏa mãn điều kiện dưới đây:

+ Phụ gia chức năng có thể sử dụng để sản xuất xi măng nở, hàm lượng các loại phụ gia này khi sử dụng chỉ tiêu hàm lượng mất khi nung của xi măng nở không vượt quá giới hạn trong

+ Tùy thuộc vào nhà sản xuất có thể sử dụng phụ gia công nghệ trong sản xuất xi măng nở. Hàm lượng phụ gia công nghệ sử dụng được chứng minh là không có hại đến tính chất của xi măng và bê tông.

+ Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 4787:2009 (EN 196-7:2007).

+ Thành phần hóa học (MgO, CKT, MKN, Na2O, K2O) xác định theo TCVN 141:2008.

+  Độ nở hãm của thanh vữa xác định theo TCVN 8874:2012.

+ Thời gian đông kết xác định theo TCVN 8875:2012.

+  Hàm lượng bọt khí trong vữa xác định theo TCVN 8876:2012.

+ Cường độ nén xác định theo TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009).

Ảnh minh hoạ xi măng nở trong vật liệu xây dựng

Ảnh minh hoạ xi măng nở trong vật liệu xây dựng

- Thời gian lập tiêu chuẩn:

+ Năm: 2012

Xem thêm: Bản vẽ quy hoạch trạm máy bơm trong hồ sơ báo cáo kinh tế Kỹ thuật thiết kế trạm bơm thuỷ lợi

Thành phần hồ sơ quy hoạch bao gồm:

Thành phần hoá học của xi măng nở

Hình minh họa: Thành phần hoá học của xi măng nở

- Hồ sơ (.pdf):

  1. Phạm vi áp dụng

  2. Tài liệu viện dẫn

  3. Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại

  4. Ký hiệu

  5. Yêu cầu kỹ thuật
  6. Phương pháp thử
  7. Ghi nhãn

Xem thêm tài liệu tại đây: TCXDVN 288:2004 Công trình thể thao – Bể bơi – Tiêu chuẩn thiết kế