TCXDVN 287:2004 Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế

Số tài liệu đã đăng:

  • 2 trang

  • Loại file: pdf

  • 139

  • 0

  • 0

Mua tài liệu (2 trang)

Mô tả tài liệu

TCXDVN 287:2004 Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế

Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế rất cần thiết nhằm phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, triển khai thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng và tổng hợp cũng như định hướng những chương trình mới cho dự án.

Thông tin về Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế

- Thông tin chung:

+ Trong sân thể thao nên có diện tích trồng cỏ dự trữ và được tính bằng 15% diện tích sân có lớp phủ cỏ. Trường hợp bố trí nhiều sân trên cùng một khu đất thì diện tích trồng cỏ dự trữ lấy bằng 10% tổng diện tích các sân có lớp phủ cỏ.

+Trên khu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn phải có lối thoát người khi có sự cố. Chiều rộng lối thoát tính theo tiêu chuẩn 1m cho 500 người và ít nhất phải có 2 lối ra vào cho người đi bộ và 2 lối ra vào cho ôtô, xe máy.

+ Phải có giải pháp đảm bảo giao thông tại khu vực cổng ra vào sân thể thao được an toàn và không bị tắc nghẽn

 - Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông chính có đông xe qua lại

- Có diện tích tập kết người và xe trước cổng (bãi đỗ xe): cổng và hàng rào giáp 2 bên cổng phải lùi sâu vào ranh giới lô đất ít nhất là 4 m để tạo thành chỗ tập kết, chiều rộng không nhỏ hơn 4 lần chiều rộng của cổng

Xem thêm tại đây: Tiêu chuẩn tính năng trong toà nhà – định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian

- Vị trí:

Sân thể thao gồm : Sân bóng đá ở giữa, xung quanh có đường chạy vòng khép kín, và có một số sân khác như : bóng chuyền, nhảy cao, nhảy xa (không có sân đẩy tạ, ném đĩa, ném tạ xích) bố trí ở hai đầu :

Diện tích đất xây dựng lớn hơn hoặc bằng 1,5 ha.

Kích thước bảo đảm :

- Sân bóng đá : 100m 68 m.

- Đường chạy vòng : 400 m (có ít nhất 6 ô chạy).

- Đường chạy thẳng : 130 m (có ít nhất 6 ô chạy)

Khoảng cách ly vệ sinh trong khu vực sân thể thao

Hình minh họa: Khoảng cách ly vệ sinh trong khu vực sân thể thao

- Phạm vi áp dụng:

+ Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các sân thể thao phẳng (loại không có mái che).

+ Chú thích: Các sân thể thao phẳng (loại không có mái che) trong tiêu chuẩn này được viết tắt là sân thể thao.

- Nguyên tắc chung:

+ Các mặt sân nhân tạo có thể được dùng cho các loại sân thể thao trong nhà và ở ngoài trời . Mặt sân phải chịu được mưa nắng và lớp phủ phải được thiết kế cùng với lớp nền và dễ thoát nước.

+ Phụ lục này nêu lên sự phân loại mặt sân khi sử dụng ngoài trời và sử dụng trong nhà .

+ Sự phân biệt quan trọng nhất đối với các mặt sân ngoài trời là khả năng thấm nước của mặt sân. Lớp phủ có khả năng thoát nước trên lớp nền mà không cần đặt dốc để thoát nước. Tuy nhiên, lớp phủ có thể được phép đặt dốc vì sự giảm khả năng thấm nước do tắc các lỗ rỗng. Sự phân biệt còn được thể hiện ở việc lắp đặt cố định hay tạm thời của mặt sân. Phần lớn mặt sân nhân tạo được lắp đặt cố định với lớp nền được chọn phù hợp.

+ Trong hầu hết các trường hợp, các loại vật liệu đều có thể được sử dụng kết hợp như là kết cấu mặt sân nhiều lớp.

+ Nếu mặt sân cứng thì mặt sân nhân tạo phải có tính đàn hồi khi chịu sự độ va đập mạnh làm một bề mặt sân lớn võng xuống. Mặt sân có tính đàn hồi có thể là mặt ván gỗ dày, sàn cao su hoặc bằng bọt, hoặc các lớp đệm, lò xo..

+ Các loại vật liệu cứng hơn, như bê tông sẽ biến dạng rất ít khi va đập. Bằng việc kết hợp các loại vật liệu, sân có thể có đặc tính của đàn hồi khi quả bóng rơi lên sàn hoặc khi có một vận động viên bị ngã.

Chất lượng sử dụng sân thể thao theo tiêu chuẩn thiết kế

Ảnh minh hoạ: Chất lượng sử dụng sân thể thao theo tiêu chuẩn thiết kế

- Được phê duyệt tại:

+ Quyết định Số 12 /2004/ QĐ-BXD TCXDVN 287:2004 Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế

- Thời gian lập tiêu chuẩn:

+ Năm: 2004

Xem thêm: Bản vẽ cống, rãnh trong hồ sơ báo cáo kinh tế Kỹ thuật thiết kế trạm bơm thuỷ lợi

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Hồ sơ  (.pdf) :

  1. Phạm vi áp dụng

  2. Tiêu chuẩn viện dẫn

  3. Quy định chung

  4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

  5. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế

  6. Yêu cầu về cấp thoát nước

  7. Yêu cầu về hệ thống thông gió

  8. Yêu cầu về cấp điện và thiết bị kỹ thuật điện

    9.  Phụ lục A B C D

Xem thêm: Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu