Sơ đồ ý tưởng và cơ cấu sử dụng đất khu kinh tế Hòn La - Quảng Bình

Số tài liệu đã đăng:

  • 1 trang

  • Loại file: (.jpg)

  • 148

  • 0

  • 0

Mua tài liệu (1 trang)

Mô tả tài liệu

Sơ đồ ý tưởng và cơ cấu sử dụng đất khu kinh tế Hòn La - Quảng Bình

Quy hoạch đến năm 2030 Hòn La trở thành khu đô thị kinh tế đa ngành nghề mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Thông tin Sơ đồ ý tưởng và cơ cấu sử dụng đất khu kinh tế Hòn La 

 Thuộc đồ án: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Hòn La - huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình đến năm 2030

Với các lợi thế tiềm năng về điều kiện tự nhiên của địa phương, nhiều các dự án lớn đang lập dự án đầu tư xây dựng tại Quảng Bình như: Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, khu cảng biển Hòn La, khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, … sẽ tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế của của Tỉnh, của tuyến hành lang kinh tế ven biển kết hợp quốc phòng của tỉnh Quảng Bình, đồng thời thúc đẩy triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng khu vực.

 Xem thêm: Bản đồ so sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau điều chỉnh đô thị Ocean Park - Khu dân cư - Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

- Vị trí:

Phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Hòn La bao gồm 6 xã ven biển của huyện Quảng Trạch là Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng và Quảng Xuân với diện tích khoảng 10.000ha trong đó diện tích đảo và biển là 1.100ha. Có ranh giới địa lí được xác định như sau :

+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh

+ Phía Nam giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch.

+ Phía Tây giáp các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Tiến, Quảng Lưu, Quảng Phương và Quảng Long, huyện Quảng Trạch.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

Khu kinh tế Hòn La

Khu kinh tế Hòn La

- Địa hình:

Địa hình khu vực nghiên cứu quy hoạch KKT Hòn La có độ dốc thoải dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, được chia thành 3 dạng địa hình khác nhau. Cụ thể là:

+ Vùng núi cao: Nằm về phía Tây Bắc, địa hình núi cao từ 250 - 700m, nằm dưới chân núi là các thung lũng hẹp và bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, có cao độ  tự nhiên từ (30,5 - 150,)m, nằm rái rác ở phía Bắc khu vực cảng Hòn La có một số quả đồi thoải, cao độ từ 30m đến 100m.

+ Vùng trung du: Gồm khu phía Đông sát biên là dãy cồn cát cao, đây là vùng phòng hộ khi mùa mưa bão tới, các khu vực chuyển tiếp từ chân núi ở phía Tây, có cao độ tự nhiên từ (8,4 - 15,5)m. Khu vực phía Đông sát biển này rất thích hợp xây dựng các khu du lịch sinh thái biển.

+ Vùng Đồng bằng: Thuộc ven kênh xuân Hưng, dọc sông Roon, và khe đồng Mười, có cao độ tự nhiên từ (1,2-5,5)

Xem thêm: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

- Được phê duyệt tại:

Quyết định số 1545/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình

- Mục tiêu:

+ Phát triển KKT Hòn La thành khu kinh tế lớn nhất miền Trung.

+ Khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho Quảng Bình, khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực miền Trung tạo ra sự lan tỏa cho các vùng xung quanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng trong tỉnh và cả nước.

+ Phát triển KKT Hòn La với các ngành chủ chốt, sản phẩm mũi nhọn chủ lực có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch và nông nghiệp, tạo ra thế và lực cho sự phát triển lâu dài.

+ Tạo nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần quyết định vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

- Nội dung tài liệu:

Bảng tính toán cơ cấu sử dụng đất

Bảng tính toán cơ cấu sử dụng đất thuộc Sơ đồ ý tưởng và cơ cấu sử dụng đất khu kinh tế Hòn La

- Thời điểm lập quy hoạch:

+ Năm 2008

Xem thêm: Bản đồ cơ cấu tổng mặt bằng sử dụng đất phố Đông Hải, Phan Rang – Tháp Chàm – Tỷ lệ 1/500

Thành phần đồ án bao gồm:

- Bản vẽ (.jpg):

+ QH14: Sơ đồ ý tưởng và cơ cấu sử dụng đất khu kinh tế Hòn La