Thuyết minh Quy hoạch Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050
Mô tả tài liệu
Thuyết minh Quy hoạch Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường
Quy hoạch Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050
Nằm trong hệ thống Quy hoạch ngành quốc gia (Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017, có hiệu lực từ 01/01/2019) là quy hoạch cấp quốc gia cần được thực hiện để nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phạm vi quy hoạch:
Nghiên cứu quy hoạch đồng bộ kết cấu hạ tầng ĐTNĐ, bao gồm:
Kết cấu hạ tầng luồng tuyến ĐTNĐ quốc gia bao gồm:
+ Các tuyến vận tải Đường thủy nội địa chính
+ Các tuyến vận tải sông biển kết nối với các tuyến vận tải ven biển.
+ Tuyến ra đảo, giữa các đảo.
+ Các tuyến nhánh, tuyến kết nối.
Kết cấu hạ tầng Cảng, bến thủy nội địa bao gồm:
+ Các cụm cảng hàng hóa chính (gồm cảng tổng hợp, cảng container, cảng phục vụ cho cảng cạn);
+ Các cụm cảng khách chính;
Các các tuyến ĐTNĐ địa phương; ĐTNĐ chuyên dùng; Cảng hàng hóa khác, Cảng chuyên dùng; Bến thủy nội địa, Các công trình phụ trợ, bao gồm các vùng nước neo đậu PTTNĐ phục vụ làm hàng, chuyển tải, tránh trú bão sẽ được nghiên cứu trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch các nghành khác.
Bản đồ Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch:
+ Toàn bộ ranh giới quốc gia thuộc chủ quyền của Việt Nam, có xét đến kết nối quốc tế.
- Được phê duyệt tại:
+ Quyết định số 1829/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050
- Quan điểm lập quy hoạch:
Nội dung nghiên cứu đề xuất các quan điểm cho phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến 2050, trong đó có các quan điểm chủ yếu như sau:
+ Quan điểm về phát triển phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
+ Quan điểm về vị trí, vai trò và khả năng đảm nhận vận tải hàng hóa và hành khách, chất lượng dịch vụ vận tải của đường thủy nội địa trong tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải
+ Đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế trong phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
+ Quan điểm về huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
+ Quan điểm về phát triển và ứng dụng khoa học
- Mục tiêu:
Đánh giá hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tình hình triển khai các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa giai đoạn 2010 - 2019;
+ Xây dựng được các kịch bản và xác định nhu cầu vận tải đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, có xét đến năm 2050 trong mối tương quan với các phương thức vận tải khác;
+ Đề xuất phương án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cùng các phương án tổ chức thực hiện quy hoạch;
+ Đánh giá tác động có thể xảy ra đối với môi trường trong thời kỳ quy hoạch và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu.
- Thời điểm lập quy hoạch: 2021
Thành phần hồ sơ quy hoạch bao gồm
- Thuyết minh:
+ Thuyết minh Quy hoạch Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050
+ Quyết định số 1829/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050
Hình minh họa đường thủy Việt Nam
Tài liệu thường xem thêm
Gợi ý tài liệu dành cho bạn