Tiểu luận xây dựng dân dụng: Các vấn đề liên quan đến tính toán công trình trên nền đá
Mô tả tài liệu
Tiểu luận xây dựng dân dụng: Các vấn đề liên quan đến tính toán công trình trên nền đá
Việc đánh giá ổn định công trình trên nền đá là rất cần thiết, qua đây đưa ra một số chỉ tiêu tính toán đánh giá ổn định công trình cũng như đánh giá mất ồn định nhằm hướng cho chúng ta một cách nhìn tổng quan thân thiện với môi trường nền đá. Qua đây cũng cho thấy các phương pháp tính toán giống như công trình trên nền đất, lý thuyết đàn hồi, dẻo, thực nghiệm được áp dụng, ứng suất biến dạng đàn hồi tuyến tính, phi tuyến đều gặp trong loại này.
Thông tin về Các vấn đề liên quan đến tính toán công trình trên nền đá
- Thông tin chung:
+ Nền công trình là chiều dày lớp đất, đá nằm dưới đáy móng, có tác dụng tiếp thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống từ đó phân tán tải trọng đó vào bên trong nền. Một cách đơn giản có thể hiểu nền là nửa không gian phía dưới đáy móng, còn một cách cụ thể thì phải hiểu nền là một không gian có giới hạn dưới đáy móng.
+ Giới hạn này gần giống với hình bóng đèn hoặc hình trái xoan, nó bắt đầu từ đáy móng và phát triển tới độ sâu Hnc từ đáy móng. Hnc gọi là chiều sâu nén chặt và được xác định từ điều kiện tính lún móng. Tại độ sâu đó, ứng suất gây lún bằng 1/5 lần (bằng 1/10 lần đối với đất yếu) ứng suất do trọng lượng bản thân đất gây ra.
Xem thêm tài liệu
- Phân loại:
- Có hai loại là nền thiên nhiên và nền nhân tạo.
+ Nền thiên nhiên: Là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm ngay sát bên dưới móng chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng công trình không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền.
+ Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nó như:
- Đệm vật liệu rời như đệm cát, đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới đáy móng để nền có thể chịu đựng được tải trọng công trình.
- Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt nền đất để cải tạo khả năng chịu tải của nền đất yếu, nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất.
- Ngoài ra có thể gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước bằng các thiết bị thoát nước như giếng cát hoặc bấc thấm nhằm rút ngắn thời gian giảm thể tích lỗ rỗng đối với đất yếu có độ thấm nước kém. - Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do cát có độ thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền.
- Điều kiện:
+ Trong nền đá nứt nẻ, phá hủy thấm xảy ra do xói ngầm. Khi bào mòn, thành khe nứt được mở rộng, dòng thầm sẽ tăng
+ Đánh giá ổn định thấm thì phải xác định khả năng xói ngầm, phải nắm rõ địa tầng kỹ thuật(hướng, mật độ, độ nở, chất lắp nhét, nứt nẻ, phá hủy kiến tạo)... lập ra sơ đồ phân bố vùng thấm, chia thành các khu vực theo mức độ xói ngầm.
+ Mỗi sơ đồ có cách đánh giá ổn định riêng, tuy nhiên đều dựa vào nguyên tắc chung là tốc độ và gradien thủy lực của dòng thấm nằm trong giới hạn cho phép
Xem thêm tài liệu tại đây: Luận văn: Đề tài thuyết minh công trình trụ sở công ty xây dựng Đà Nẵng
Ảnh minh hoạ: Sơ đồ tính toán nền theo phương pháp parapol xây dựng trên nền đá
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Hình minh họa: Áp dụng giới hạn lên nền đá
- Hồ sơ (.ppt):
+ Phần I: Sự ổn định của công trình trên nền đá
+ Phần II: Ổn định bờ dốc đá
Xem thêm tại đây
Tài liệu thường xem thêm
Gợi ý tài liệu dành cho bạn